NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG “NGÀY ĐI LẠC”
Trần Quốc Hội
Nếu “Sông Hương” số tháng 10/ 2007 không cho in ở trang bìa dòng chữ “Chuyên đề tác giả nữ” thì những ai chưa biết Quế Hương cứ tưởng đó là một nam tác giả truyện ngắn “Ngày đi lạc”. Dĩ nhiên không phải nhầm ở người kể chuyện - vì văn học chuyện đó là bình thường, điều cơ bản là Quế Hương hoá thân quá. Thật tình phải có một tấm lòng đồng cảm và một trái tim nhân ái sâu sắc mới có thể làm được việc đó. Nhưng văn chương không chỉ cần một trái tim dạt dào cảm xúc mà còn cần đến một tài năng sáng tạo, văn chương nói như thế nào quan trong hơn nói cái gì là vây.
1. “Ngày đi lạc” chỉ có độ dàì 3 trang, câu chuyện kể về ngày đi lạc của nhân vật Phước được mọi người gọi là “Phước điên”. Cốt truyện không có gì phức tạp, không phải là một kết cấu có cao trào và thoái trào. Diễn biến câu chuyện nhẹ nhàng theo tâm trạng nhân vật trên con đường đi từ cầu Tràng Tiền cho đến Nam Giao.
Điều làm nên giá trị cho “Ngày đi lạc” chính là kết cấu bên trong của nó. Cuối tác phẩm xuất hiện ngôi kể thứ ba kể về một bác sĩ trong bệnh viện tâm thần Huế đã bắt ông Phước viết lại toàn bộ câu chuyện ngày đi lạc, nên phần đầu câu chuyện là do nhân vật viết lại trong bệnh viện ở ngôi thứ nhất. Đây là trường hợp ngược lại với “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh vì trong truyện của Bảo Ninh thì cuối truyện xuất hiện người kể chuyện xưng “tôi” – ngôi thứ nhất, kể lại bản thảo của Kiên bằng ngôi thứ ba. Mỗi cách lựa chọn sẽ mang lại một dụng ý và hiệu quả khác nhau. Theo Michel Butor, “câu chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn tuỳ theo cách lựa chọn ngôi kể. Hơn nữa, người đọc cũng ở trong hai trạng thái khác hẳn”. Với cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất “tôi” – ông Phước - mắc bệnh tâm thần, nhân vật của Quế Hương tự bộc bệch những tâm sự cũng như những vấn đề nằm sâu kính từ trong vô thức con người. Nhà văn rời bỏ vị trí đứng trên cao nhìn bao quát xuống khung cảnh không - thời gian của truyện mà hoà vào, bình đẳng về mọi mặt với nhân vật do mình sáng tạo ra.
William James cho rằng dòng ý thức là những vấn đề nằm sâu thẳm trong tâm hồn con người, nó trỗi dậy khi không còn sự kiêm toả của lý trí nên nó bộc lộ những vấn đề sâu kín nhất, thật nhất, bản chất nhất của con người. Ông Phước trong “Ngày đi lạc” tuy được mọi người gọi là điên nhưng trong bản chất của cái điên ấy là cả một dòng ý thức từ trong vô thức trỗi dậy, những hành động ấy thì đều có nguyên do từ trong ký ức. Bối cảnh, hành động và thể xác của nhân vật này là hiện tại nhưng trong suy nghĩ, trong tâm trạng là quá khứ. Xây dựng kiểu nhân vật đó tác giả rất thành công trong việc đan xen hiện tại và quá khứ. Tiến triển của câu chuyện cũng là hành trình đi lạc của ông Phước. Và thông qua mỗi địa điểm mỗi bối cảnh thì quá khứ và hiện tại đồng hiện bên nhau. Dĩ nhiên đây không phải là hồi ức hoàn toàn mà đôi khi là một sự ngộ nhận nhưng sự ngộ nhận đó đều có sợi dây nối kết từ hiện tại đến quá khứ và được lấy từ bối cảnh hiện tại: gặp hai nữ sinh trên cầu Tràng Tiền ông Phước cho rằng đấy là nữ sinh Đồng Khánh, khách sạn Morin thì tưởng là thư viện Văn khoa…
Mỗi hành động trong ngày đi lạc đều gắn với những kỷ niệm ngày xưa, đó là những kỷ niệm đẹp đẽ, lãng mạn, nên thơ với Thư: “Nàng một đầu. Tôi một đầu. Nàng xuống. Tôi lên. Tôi lên. Nàng xuống. Gió tung tà áo lụa và mái tóc dài của nàng đẹp đến chảy nước mắt…”; “Bông hoa sung tím duy nhất vươn lên mặt hồ đẹp khôn tả. Thư đòi: Hái cho em đi!”… Rồi những kỷ niệm đau buồn về bạn bè “Khoa ôm khẩu AK chạy dọc đường Ngô Quyền. Tôi chạy theo(...) Khi tôi đến...đầu Khoa đã gối lên bậc thêm”. Bên cạnh những kỷ niệm hiện về hoàn toàn do hồi ức của nhân vật còn có những kỷ niệm lẫn vào ý nghĩ và hành động hiện tại vì vậy quá khứ và hiện tại như nhập vào làm một tạo nên tính cách “điên” của nhân vật này: “Tôi đi về phía bệnh viên. Con đường có hai hàng cây long não đẹp lạ lùng. Thư bảo chúng hôn nhau. Tôi men theo rào bệnh viện. Hai tay buông thõng. Đầu gục xuống. Tôi bắt đầu khóc ư ử. Nhiều người đi ngược nhìn tôi.”; “Tôi đi về phía chỗ Khoa nằm. Bệnh nhân đang chờ khám rất đông, Chỗ Khoa gối đầu lên, một đứa bé đang đứng. Tôi thấy rõ vệt máu của Khoa dưới chân em. Tôi oà khóc”… Cứ như vậy, qua mỗi địa danh, mỗi con đường là quá khứ hiện tại cứ lồng vào nhau. Cái tài của Quế Hương là bên cạnh việc lắp ghép đan xen thời gian, tác giả còn trộn lẫn chúng vào nhau, điều mà xưa nay chỉ có kĩ thuật điện ảnh mới có thể làm được thì nay chị đã đưa vào văn học mà chỉ với một truyện ngắn.
2. Đọc xong “Ngày đi lạc” dường như ta không muốn gấp trang sách lại. Những câu văn nhẹ nhàng nhưng có một sự lôi cuốn làm người đọc mãi day dứt vì tình người, sự đời mà tác giả gứi vào câu chuyện.
Rõ ràng ông Phước không phải là một người có chứng bệnh tâm thần từ nhỏ. Ông cũng có một thời tuổi thơ nồng nàn tình yêu với Thư, có một thời sinh viên đầy ắp kỷ niệm vui buồn học tập và đấu tranh. Thế rồi cuối truyện ta mới biết nhân vật đã bỏ lại giảng đường bỏ lại người yêu và đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “Tôi chạy lên dốc Nam Giao. Tôi đã chạy theo đồng đội theo hướng này bỏ Thư và thành phố lại sau lưng”. Có nghĩa ông Phước là một cựu chiến binh. Có thể bệnh của ông Phước là sản phẩm của chiến tranh, một ca hội chứng. Cuộc sống hiện tại của ông chỉ còn là kỉ niệm, là quá khứ. Điều này thật giống với nhân vật Kiên trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Với Kiên thì sống hiện tại nhưng tâm điểm anh là quá khứ, Kiên luôn hồi tưởng, hoài niệm, vì vậy anh như người “mộng du” và “chối bỏ thực tai”. Còn ở đây ông Phước đã trở thành bệnh nhân, thần kinh ông đã không bình thường trong đời sống hậu chiến, ông Phước giống với kiểu nhấn vật bệnh lý của F. M. Dostoievski. Đặt cái quá khứ đồng hành cùng hiện tại, kéo quá khứ về đồng hiện trong hiện tại làm cho hiện tại của nhân vật thêm xót xa.
Dù không ý thức ở cuộc sống hiện tại nhưng tâm thức của nhân vật này đôi lúc làm cho người đọc giật mình: “Sông Hương mô rồi?”; “Rivière des parfumes kia!” (sông thơm kia). Rồi câu nói “Chỗ Khoa gối đầu lên, một đứa bé đang đứng. Tôi thấy rõ vệt máu của Khoa dưới chân em” vừa nói lên đặc điểm chứng bệnh của ông vừa là một dụng ý đắt giá của nhà văn. Điều này gợi ta nhớ tới những dòng thơ “Đò xuôi Thạch Hãn xin nhè nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm…”. Những ai đang lớn lên trên đất nước này dưới mỗi bước chân của họ đều đã in vết máu của những người hi sinh.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có ý tưởng thú vị “Lấy chín cái đốm lửa leo lét từ số phận cá nhân mà soi ra xã hội, soi vào cuộc đời và cùng người đọc đau đớn kinh hoàng nhận ra sự tàn phá của chiến tranh đối với tự nhiên, con người”. Quế Hương với một truyện ngắn nho nhỏ đã thắp một ngọn lửa sưởi ấm lại tâm hồn những ai đã giá lạnh và có thể sẽ bị giá lạnh…
T Q H
Trần Quốc Hội
Nếu “Sông Hương” số tháng 10/ 2007 không cho in ở trang bìa dòng chữ “Chuyên đề tác giả nữ” thì những ai chưa biết Quế Hương cứ tưởng đó là một nam tác giả truyện ngắn “Ngày đi lạc”. Dĩ nhiên không phải nhầm ở người kể chuyện - vì văn học chuyện đó là bình thường, điều cơ bản là Quế Hương hoá thân quá. Thật tình phải có một tấm lòng đồng cảm và một trái tim nhân ái sâu sắc mới có thể làm được việc đó. Nhưng văn chương không chỉ cần một trái tim dạt dào cảm xúc mà còn cần đến một tài năng sáng tạo, văn chương nói như thế nào quan trong hơn nói cái gì là vây.
1. “Ngày đi lạc” chỉ có độ dàì 3 trang, câu chuyện kể về ngày đi lạc của nhân vật Phước được mọi người gọi là “Phước điên”. Cốt truyện không có gì phức tạp, không phải là một kết cấu có cao trào và thoái trào. Diễn biến câu chuyện nhẹ nhàng theo tâm trạng nhân vật trên con đường đi từ cầu Tràng Tiền cho đến Nam Giao.
Điều làm nên giá trị cho “Ngày đi lạc” chính là kết cấu bên trong của nó. Cuối tác phẩm xuất hiện ngôi kể thứ ba kể về một bác sĩ trong bệnh viện tâm thần Huế đã bắt ông Phước viết lại toàn bộ câu chuyện ngày đi lạc, nên phần đầu câu chuyện là do nhân vật viết lại trong bệnh viện ở ngôi thứ nhất. Đây là trường hợp ngược lại với “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh vì trong truyện của Bảo Ninh thì cuối truyện xuất hiện người kể chuyện xưng “tôi” – ngôi thứ nhất, kể lại bản thảo của Kiên bằng ngôi thứ ba. Mỗi cách lựa chọn sẽ mang lại một dụng ý và hiệu quả khác nhau. Theo Michel Butor, “câu chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn tuỳ theo cách lựa chọn ngôi kể. Hơn nữa, người đọc cũng ở trong hai trạng thái khác hẳn”. Với cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất “tôi” – ông Phước - mắc bệnh tâm thần, nhân vật của Quế Hương tự bộc bệch những tâm sự cũng như những vấn đề nằm sâu kính từ trong vô thức con người. Nhà văn rời bỏ vị trí đứng trên cao nhìn bao quát xuống khung cảnh không - thời gian của truyện mà hoà vào, bình đẳng về mọi mặt với nhân vật do mình sáng tạo ra.
William James cho rằng dòng ý thức là những vấn đề nằm sâu thẳm trong tâm hồn con người, nó trỗi dậy khi không còn sự kiêm toả của lý trí nên nó bộc lộ những vấn đề sâu kín nhất, thật nhất, bản chất nhất của con người. Ông Phước trong “Ngày đi lạc” tuy được mọi người gọi là điên nhưng trong bản chất của cái điên ấy là cả một dòng ý thức từ trong vô thức trỗi dậy, những hành động ấy thì đều có nguyên do từ trong ký ức. Bối cảnh, hành động và thể xác của nhân vật này là hiện tại nhưng trong suy nghĩ, trong tâm trạng là quá khứ. Xây dựng kiểu nhân vật đó tác giả rất thành công trong việc đan xen hiện tại và quá khứ. Tiến triển của câu chuyện cũng là hành trình đi lạc của ông Phước. Và thông qua mỗi địa điểm mỗi bối cảnh thì quá khứ và hiện tại đồng hiện bên nhau. Dĩ nhiên đây không phải là hồi ức hoàn toàn mà đôi khi là một sự ngộ nhận nhưng sự ngộ nhận đó đều có sợi dây nối kết từ hiện tại đến quá khứ và được lấy từ bối cảnh hiện tại: gặp hai nữ sinh trên cầu Tràng Tiền ông Phước cho rằng đấy là nữ sinh Đồng Khánh, khách sạn Morin thì tưởng là thư viện Văn khoa…
Mỗi hành động trong ngày đi lạc đều gắn với những kỷ niệm ngày xưa, đó là những kỷ niệm đẹp đẽ, lãng mạn, nên thơ với Thư: “Nàng một đầu. Tôi một đầu. Nàng xuống. Tôi lên. Tôi lên. Nàng xuống. Gió tung tà áo lụa và mái tóc dài của nàng đẹp đến chảy nước mắt…”; “Bông hoa sung tím duy nhất vươn lên mặt hồ đẹp khôn tả. Thư đòi: Hái cho em đi!”… Rồi những kỷ niệm đau buồn về bạn bè “Khoa ôm khẩu AK chạy dọc đường Ngô Quyền. Tôi chạy theo(...) Khi tôi đến...đầu Khoa đã gối lên bậc thêm”. Bên cạnh những kỷ niệm hiện về hoàn toàn do hồi ức của nhân vật còn có những kỷ niệm lẫn vào ý nghĩ và hành động hiện tại vì vậy quá khứ và hiện tại như nhập vào làm một tạo nên tính cách “điên” của nhân vật này: “Tôi đi về phía bệnh viên. Con đường có hai hàng cây long não đẹp lạ lùng. Thư bảo chúng hôn nhau. Tôi men theo rào bệnh viện. Hai tay buông thõng. Đầu gục xuống. Tôi bắt đầu khóc ư ử. Nhiều người đi ngược nhìn tôi.”; “Tôi đi về phía chỗ Khoa nằm. Bệnh nhân đang chờ khám rất đông, Chỗ Khoa gối đầu lên, một đứa bé đang đứng. Tôi thấy rõ vệt máu của Khoa dưới chân em. Tôi oà khóc”… Cứ như vậy, qua mỗi địa danh, mỗi con đường là quá khứ hiện tại cứ lồng vào nhau. Cái tài của Quế Hương là bên cạnh việc lắp ghép đan xen thời gian, tác giả còn trộn lẫn chúng vào nhau, điều mà xưa nay chỉ có kĩ thuật điện ảnh mới có thể làm được thì nay chị đã đưa vào văn học mà chỉ với một truyện ngắn.
2. Đọc xong “Ngày đi lạc” dường như ta không muốn gấp trang sách lại. Những câu văn nhẹ nhàng nhưng có một sự lôi cuốn làm người đọc mãi day dứt vì tình người, sự đời mà tác giả gứi vào câu chuyện.
Rõ ràng ông Phước không phải là một người có chứng bệnh tâm thần từ nhỏ. Ông cũng có một thời tuổi thơ nồng nàn tình yêu với Thư, có một thời sinh viên đầy ắp kỷ niệm vui buồn học tập và đấu tranh. Thế rồi cuối truyện ta mới biết nhân vật đã bỏ lại giảng đường bỏ lại người yêu và đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “Tôi chạy lên dốc Nam Giao. Tôi đã chạy theo đồng đội theo hướng này bỏ Thư và thành phố lại sau lưng”. Có nghĩa ông Phước là một cựu chiến binh. Có thể bệnh của ông Phước là sản phẩm của chiến tranh, một ca hội chứng. Cuộc sống hiện tại của ông chỉ còn là kỉ niệm, là quá khứ. Điều này thật giống với nhân vật Kiên trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Với Kiên thì sống hiện tại nhưng tâm điểm anh là quá khứ, Kiên luôn hồi tưởng, hoài niệm, vì vậy anh như người “mộng du” và “chối bỏ thực tai”. Còn ở đây ông Phước đã trở thành bệnh nhân, thần kinh ông đã không bình thường trong đời sống hậu chiến, ông Phước giống với kiểu nhấn vật bệnh lý của F. M. Dostoievski. Đặt cái quá khứ đồng hành cùng hiện tại, kéo quá khứ về đồng hiện trong hiện tại làm cho hiện tại của nhân vật thêm xót xa.
Dù không ý thức ở cuộc sống hiện tại nhưng tâm thức của nhân vật này đôi lúc làm cho người đọc giật mình: “Sông Hương mô rồi?”; “Rivière des parfumes kia!” (sông thơm kia). Rồi câu nói “Chỗ Khoa gối đầu lên, một đứa bé đang đứng. Tôi thấy rõ vệt máu của Khoa dưới chân em” vừa nói lên đặc điểm chứng bệnh của ông vừa là một dụng ý đắt giá của nhà văn. Điều này gợi ta nhớ tới những dòng thơ “Đò xuôi Thạch Hãn xin nhè nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm…”. Những ai đang lớn lên trên đất nước này dưới mỗi bước chân của họ đều đã in vết máu của những người hi sinh.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có ý tưởng thú vị “Lấy chín cái đốm lửa leo lét từ số phận cá nhân mà soi ra xã hội, soi vào cuộc đời và cùng người đọc đau đớn kinh hoàng nhận ra sự tàn phá của chiến tranh đối với tự nhiên, con người”. Quế Hương với một truyện ngắn nho nhỏ đã thắp một ngọn lửa sưởi ấm lại tâm hồn những ai đã giá lạnh và có thể sẽ bị giá lạnh…
T Q H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét